Chất lượng
ôn thi TS lớp 10 cho hs cuối cấp đóng một vai trò quan trọng trong công tác dạy
học ở trường THCS - nó giúp HS đạt được trình độ kiến thức nhất định để học
lên cấp trên, đồng thời kết quả của nó phản ánh được thương hiệu, vị trí của
1 nhà trường. Vì thế, công tác này đã được HS, PHHS, GV, nhà trờng và các
cấp giáo dục quan tâm và chú ý.
Năm
học vừa qua, HS lớp 9 chúng ta thi vào THPT với 3 môn Toán,Văn và T.Anh -đây là
3 môn cơ bản trong chương trình THCS. Toán và Văn thì năm nào cũng tổ chức
thi, riêng môn Tiếng Anh thì đã gần 10 năm rồi cha hề được chọn để thi. Vì
thế, năm qua, khi nghe Sở GD chọn thi môn T.Anh thì không những các GV T.A đứng
lớp lo mà HS, PH và các cấp lãnh đạo cũng rất lo vì khó nắm được chất lượng
học và kĩ năng làm bài thi của học sinh ta nh thế nào, còn hs thì vẫn còn tình
trạng “Tiếng Việt chưa rành huống gì tiếng Anh”. Hơn thế nữa, tôi đang giai
đoạn bầu bì nên nổi lo càng tăng lên gấp bội.
Tuy vậy, năm vừa qua, trường chúng tôi có kết quả ôn
thi TS khá cao, vợt bậc so với các năm học trước. Cụ thể:
Môn Toán: Xếp thứ 7/27 huyện – 14/164 tỉnh.
Toàn trường xếp thứ 6/27 huyện, thứ 12/164
tỉnh.
Môn Văn: 12/27
huyện – 38/164 tỉnh.
Môn T.Anh 5/ 27 huyện – 10/164 tỉnh.
Sở dĩ có được kết quả như vậy, theo tôi nghĩ là từ
nhiều phía: GV, HS, PH, BGH nhà trường và sự chỉ đạo của cấp trên.
Để duy trì, phát huy hơn nữa kết quả năm học vừa rồi,
tôi mạn phép đa ra một số biện pháp kỹ thuật như sau:
1/ Đối với GV:
- Nghiên cứu kĩ đối tượng HS thông qua bài kiểm
tra đầu kỳ ôn tập, từ đó xây dựng nội dung chương trình vừa theo sự chỉ đạo
của cấp trên vừa sát hợp với trình độ của HS mình.
- Chú ý ”ôn” hơn ”luyện” và ôn, luyện theo chuyên đề.
- Dạy - rèn – kiểm tra - rút kinh nghiệm theo từng
chuyên đề.
- Giảng và yêu cầu học thuộc lý thuyết trên cơ sở lấy
được ví dụ áp dụng và làm được bài tập theo chuyên đề, GV luôn có câu hỏi ”Vì
sao em làm nh thế ?” để kiểm tra sự hiểu của học sinh, không chú ý lắm đến đáp
án của câu trả lời là gì mà chú ý đến cách làm bài và phương pháp giải quyết
bài tập. Vì thế, GV nên ra bài tập áp dụng ngay sau khi học lý thuyết, không có
ý gác lại sau, đặc biệt rèn cho học sinh biết nhận dạng đề ra và cách thức làm
từng dạng.
- Giành tối đa lượng thời gian trên lớp để giảng dạy
nhiệt tình, có hiệu quả, chú ý công tác quản lý học sinh khi làm bài và trả
lời, nếu không học sinh sẽ nhìn bài nhau, ĩ lại, nhác suy nghĩ nhưng vẫn có
câu trả lời đúng, do đó GV sẽ dể bị ngộ nhận về đối tượng. Chú trọng công tác
Đôi bạn cùng tiến - HSG, K giúp HS Y, TB cách làm bài, tôn trọng mọi đối tượng,
giành ưu tiên cho học sinh yếu, thông qua học sinh yếu để củng cố cho toàn thể
hs.
- Cung cấp đủ và đúng các tài liệu cho Hs ôn thi có
định hướng, phô tô các bài kiểm tra theo chuyên đề, 25 phút, 1 tiết và đề thi
thử để rút ngắn thời gian nói, viết.
- Đừng quá ép học sinh làm quá nhiều BTVN thuộc môn
mình vì sẽ làm cho học sinh căng thẳng và chiếm nhiều lượng thời gian ở nhà
của 2 môn ôn thi còn lại.
- Tạo điều kiện dạy thêm ở nhà theo nhóm đối tượng
cho học sinh, nhóm khoảng 6 em, không như dạy hè, và phân theo đối tượng nhóm
G, K, TB, Y.
2/ Đối với nhà trờng và cấp trên:
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho GV và học sinh.
- Cho phép học sinh nộp tiền để phô tô tài liệu, bài
kiểm tra.
- Cấp bán tài liệu kịp thời để HS và GV tiết kiện
thời gian.
- Tuyên truyền trong phụ huynh và học sinh về mục
đích của ôn thi tuyển sinh, với việc phân luồng sau THCS .
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ ôn luyện,
cho phép học sinh nộp tiền để phô tô tài liệu và bài kiểm tra.
- Lựa chọn
đúng giáo viên dạy ôn và có biện pháp động viên, kiểm tra, điều chỉnh kĩ thuật,
pp dạy của GV nếu có vấn đề.
- Huy động mọi
lực lượng trong và ngoài nhà trường, phối hợp với phụ huynh để kiểm tra quản
lý học sinh học ở trường và ở nhà nghiêm túc.
3/ Đối với HS:
- Ý thức hơn bao giờ hết việc học và tầm quan trọng
của kỳ thi, chú ý học nghiêm túc, thực chất, không dấu dốt ở trên lớp và tận
dụng hết quỹ thời gian tự học ở nhà, học đi đôi với hành.
- Có đủ tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên bộ
môn.
- Kiến thức: Nắm được kiến thức và áp dụng được
ngay trên lớp, về nhà ôn lại, tìm tòi và giải dạng bài tập tương tự và tranh
thủ thời gian học thêm theo nhóm đối tượng ở GV dạy bộ môn, nhưng phải có
thời gian nghỉ ngơi.
- Phân phối thời gian hợp lý cho 3 môn thi.
4/ Đối với Phụ huynh HS:
- Tạo điều kiện tốt nhất cho con em tham gia ôn ở lớp
và học ở nhà: Đầu từ về thời gian, tiền bạc trong giai đoạn quan trọng này,
đồng thời giúp con em chọn đúng trờng thi vào, đúng bạn và chọn đúng GV để
học thêm.
- Có trách nhiệm phối
hợp với nhà trường trong việc tổ chức ôn luyện thi.Thường xuyên liên lạc với GVBM, GVCN để kiểm tra và
phối kết hợp trong công tác quản lý hs.
Trên đây là một số ý kiến kinh nghiệm của tôi, mong
rằng những ý kiến này sẽ bổ sung thêm vào kho kinh nghiệm về công tác ôn thi
vào lớp 10 THPT trên địa bàn huyện nhà trong các năm học tới.
Xuân
Thủy, ngày 29 tháng 11 năm 2011
T/M nhóm Anh văn Xuân Thủy
GV
Lê
Thị Thanh Nhàn