THÔNG BÁO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 66
Số lượt truy cập: 11980453
QUẢNG CÁO
DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 5/24/2017 3:54:43 AM
Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực từ chương trình dạy học địa phương, hiện nay các trường học đã xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học tích hợp, lồng ghép, kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ, giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

4.jpg

Chương trình địa phương có mục đích:

1. Liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hóa quê hương. Khai thác, bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm cho chương trình chính khóa.

2. Gắn kết những kiến thức của HS đã học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng cũng như cho mỗi địa phương, nơi các em đang sinh sống.

3. Từ đó giúp các em hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa (tinh thần, vật chất) của quê hương. Cũng từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương xứ sở của mình

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN THCS

- Theo Phân phối chương trình thì chương trình giáo dục địa Phương gồm có 08 tiết Tiếng Việt, 12 tiết Văn và Tập làm văn.

Cụ thể: 

1. Tiếng Việt

- Phần rèn luyện chính tả (chữa lỗi chính tả mang tính địa phương): 04 tiết (01 tiết ở lớp 6 và 03 tiết ở lớp 7);

- Phần từ ngữ địa phương: 04 tiết, gồm:

+  Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương (01tiết, học ở lớp 8);

+ Từ ngữ xưng hô địa phương, so sánh với các từ ngữ xưng hô tại các địa phương khác (01 tiết, học ở lớp 8);

+ Giới thiệu phương ngữ (01 tiết, học ở lớp 9);

+ Từ địa phương và từ toàn dân (01 tiết, học ở lớp 9).

2. Văn và Tập làm văn (12 tiết)

- Phần văn học dân gian địa phương: 05 tiết, gồm:

+ Tìm hiểu thể loại truyện dân gian (02 tiết, học ở lớp 6);

+ Tìm hiểu ca dao, tục ngữ (03 tiết, học ở lớp 7).

- Tác giả, tác phẩm địa phương: 02 tiết (01 tiết ở lớp 8 và 01 tiết ở lớp 9).

- Văn nhật dụng: 05 tiết, gồm:

+ Tìm hiểu những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh ở địa phương (01 tiết, học ở lớp 6);

+ Viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương (01 tiết, học ở lớp 8);

+ Viết văn bản nhật dụng về một vấn đề tại địa phương (01 tiết, học ở lớp 8);

+ Tìm hiểu những sự việc, hiện tượng liên quan đến địa phương (02 tiêt, học ở lớp 9).

PHẦN II: NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN

1. Đảm bảo mục đích liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hóa quê hương.

2. Đảm bảo thời lượng và các đơn vị kiến thức đã được qui định tại Chương trình môn học.

3. Nội dung và hình thức của Tài liệu thể hiện được kiến thức, kỹ năng cần thiết, phù hợp với mục tiêu bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh tỉnh Quảng Bình.

4. Đối với từng bài học, luôn bám sát kết quảmục tiêu cần đạt đã được Sách giáo khoa và Sách giáo viên (do Bộ Giáo dục&Đào tạo ấn hành) xác định để định hướng biên soạn.

5. Ưu tiên sử dụng các tài liệu về văn hoá, văn học, lịch sử, ngôn ngữ,... gần gũi với địa phương Quảng Bình để tham khảo và minh họa trong quá trình biên soạn.

PHẦN III: NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI SÁCH GIÁO KHOA

I. TIẾNG VIỆT

1. Phần rèn luyện chính tả

1.1. Đọc và viết đúng

Đối với HS các tỉnh miền Trung, SGK chỉ tập trung chữa một số lỗi sau:

- Phân biệt phụ âm đầu: v/d; 

- Phân biệt phụ âm cuối: c/t; n/ng; 

- Phân biệt các nguyên âm: i/iê; o/ô; 

- Phân biệt vần: ac - at; ang - an; ươc - ươt; ương - ươn (ươn hèn - ương hèn)

- Phân biệt hỏi ngã

1.1. Đọc và viết đúng

SGK

Tài liệu giáo dục địa phương

- Phân biệt v/d

- Không phân biệt v/d

 

- d/gi: da dẻ, da diết,.../tác gia, gia công,...

 

- ng/ngh: ngào ngạt, ngập ngừng, ngất ngưởng, ngọn ngành,.../ nghi ngờ, nghĩa vụ, nghiêm chỉnh, nghiêng ngửa,...

 

- tr/t: trăng rằm, tre ngà, lan tràn, trốn tránh, trôi nổi,... (không viết là: tăng rằm, te ngà, lan tàn, tốn tánh, tôi nổi,...)

 

- s/th: dòng sông, sang trọng, san sẻ, sửa sang,... (không viết là: dòng thông, thang tọng, than thẻ, thửa thang,...)

 

- l/r: lâu dài, dại dột, dựng tóc gáy, cô dâu chú rể,... (không viết là: lâu rài, rại rột, rựng tóc gáy, cô râu chú rể,...)

 

- Nh/d: nho nhỏ, nham hiểm, nhảm nhí,... (không viết là: do dỏ, dam hiểm, dảm dí,...)

 

* Phụ âm đầu: Không phân biệt v/d mà phân biệt d/gi; ng/ngh; tr/t; s/th; l/r; nh/d; s/th.

* Phụ âm cuối:

SGK

Tài liệu giáo dục địa phương

- Phân biệt phụ âm t/c; n/ng

- Phân biệt phụ âm t/c; n/ng

 

- t/c: hát hò, bát đũa, cát sỏi, kết đoàn,... (không viết là: hác hò, bác đũa, các sỏi, kếc đoàn,...)

 

n/ ng: bè bạn, hạn chế, loan phượng, ươn hèn,... (không viết là: bè bạng, hạng chế, loang phượng, ương hèng,...)

 

- n/nh: xin xỏ, xin lỗi,.../ xinh xắn, xinh đẹp,...

* Các nguyên âm:

SGK

Tài liệu giáo dục địa phương

- Phân biệt i/iê

- Không phân biệt i/iê

 

- o/ô: mênh mông, mồng tơi, mộng tưởng,.../ mong muốn, mong nhớ, mong đợi,...

 

n/ ng: bè bạn, hạn chế, loan phượng, ươn hèn,... (không viết là: bè bạng, hạng chế, loang phượng, ương hèng,...)

 

- a/ê: lạnh lẽo, lạnh giá,.../ hiệu lệnh, vâng lệnh,...

* Thanh hỏi, ngã

- Tài liệu tập trung vào một số từ quen thuộc nhưng dễ viết sai.

1. 2. Luyện tập

- So với SGK, tài liệu thay đổi toàn bộ phần bài tập để phù hợp với nội dung bài học và thực tế địa phương. 

 1.3. Đọc thêm

-          So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm sau đây:

+ Mẹo viết đúng chính tả D và Gi;

+ Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.

2. Phần từ ngữ địa phương

a.  Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương

- Ngoài 02 bài tập sử dụng lại từ SGK, tài liệu có thêm 01 bài tập mới

b. Từ ngữ xưng hô địa phương, so sánh với các từ ngữ xưng hô tại các địa phương khác

Ngoài 4 bài tập sử dụng lại từ SGK, Tài liệu có thêm một bài tập mới

c.  Giới thiệu phương ngữ

 - Tài liệu sử dụng lại các bài tập từ SGK (có thay đổi một số chỗ cho phù hợp).

- Tài liệu chuyển bài tập số 4 (trích đoạn bài thơ Mẹ Suốt) sang bài Từ địa phương và từ toàn dân và thay bằng một bài tập mới 

 - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm (bài vè vui về phương ngữ).

d. Từ địa phương và từ toàn dân

 - Tài liệu sử dụng 3/5 bài tập ở SGK (một bài được chuyển từ tiết giới thiệu phương ngữ sang)

- Ngoài ra Tài liệu đưa vào 02 bài tập mới. 

- So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm: Vài nét về lời ăn tiếng nói Quảng Bình; Những nét đẹp trong lời ăn tiếng nói Quảng Bình

II. VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN

1. Văn học dân gian địa phương

a. Tìm hiểu thể loại truyện dân gian 

- Ngoài 02 bài tập sử dụng từ SGK, Tài liệu có thêm các bài tập mới 

b. Tìm hiểu ca dao, tục ngữ

- So với SGK, Tài liệu có thêm các bài tập mới

 - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm: Sắc thái văn hóa Quảng Bình trong ca dao, tục ngữ; "Nón Thuận Bài, Khoai Hòa Lạc"; Gốc tích một câu tục ngữ; Về một mô típ ca dao quen thuộc.

  Ghi chú: Tài liệu GV có cung cấp một số thông tin về: Hội đua thuyền trên sông Kiến Giang, Lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa, Tộc người Ma Coong và Lễ hội đập trống rằm tháng giêng, Hát đồng dao của trẻ chăn trâu, Hát chèo cạn, Hò khoan Lệ Thủy, Hò thuốc Minh Hóa.

2. Tác giả, tác phẩm viết về địa phương  

Lớp 8:

- Tác giả: Tài liệu giới thiệu HS tìm hiểu tác giả Lưu Trọng Lư (Bố Trạch) và Hàn Mặc Tử (Đồng Hới).

- Tác phẩm viết về địa phương: Tài liệu giới thiệu HS tìm hiểu bài thơ Đồng Hới (Xuân Hoàng) và đọc thêm bài Núi Phúc Sơn và truyền thuyết Lèn Tiên Giới (theo báo mạng)

Lớp 9: 

- Tác giả: Tài liệu giới thiệu HS tìm hiểu 04 tác giả (sống và làm việc trọn đời tại địa phương): Nguyễn Văn Dinh (QT), Văn Lợi (QT), Hoàng Vũ Thuật (Lệ Thủy), Hoàng Bình Trọng (BT).

 Ngoài ra, Tài liệu GV còn giới thiệu thêm 07 tác giả địa phương (dùng cho GV tham khảo)

- Tác phẩm viết về địa phương: Tài liệu giới thiệu HS tìm hiểu bài thơ Động Phong Nha (Hoàng Vũ Thuật).

3. Văn nhật dụng

a. Tìm hiểu những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương

- Ngoài hệ thống bài tập, Tài liệu HS hướng dẫn HS tìm hiểu: Núi Thần Đinh, Hang Tám Cô, Đền Liễu Hạnh Công chúa và đọc thêm bài Chùa An Xá, Nguy cơ ô nhiễm môi trường do nuôi tôm trên cát ở Quảng Bình.

 - Ở Tài liệu GV: Cung cấp danh sách các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo từng huyện ở tỉnh Quảng Bình để GV tham khảo.

b. Viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương

- Tài liệu HS hướng dẫn HS tùy chọn một trong những danh thắng sau đây để viết:

1. Lăng m Nguyn Hu Cnh Huyện Lệ Thủy

2. Núi Thn Đinh Huyện Quảng Ninh

3. Thành Đng Hi Thành phố Đồng Hới

4. Tháp chuông nhà th Tam Toà Thành phố Đồng Hới

5. Hang Tám Cô Huyện Bố Trạch

6. Khu danh thng Lý HoàHuyện Bố Trạch

7. Đn Liu Hnh Công chúa Huyện Quảng Trạch

8. Hang lèn Đi Hoà Huyện Tuyên Hóa

9. Hang Minh Cm Huyện Tuyên Hóa

10. Cha Lo - Cng Tri Huyện Minh Hóa

c. Viết văn bản nhật dụng về một vấn đề tại địa phương

 - Ngoài hệ thống bài tập, Tài liệu HS có phần đọc thêm bài Ô nhiễm môi trường vùng ven biển Quảng Bình.

d. Tìm hiểu những sự việc, hiện tượng liên quan đến địa phương

 - Ngoài hệ thống bài tập, Tài liệu HS có phần đọc thêm: Nhức nhối thực trạng văn hóa giao thông và Quảng bá du lịch Quảng Bình: thực trạng đáng buồn.

PHẦN IV:  NHỮNG LƯU Ý VỀ  DẠY HỌC

1. Những bài có phần Hoạt động trên lớp: GV thực hiện theo các hoạt động đã được qui định.

2. Những bài có hệ thống bài tập: cho học sinh chữa bài tập.

3. Nếu còn thời gian thì nên cho HS tìm hiểu các bài đọc thêm (GV cho HS đọc rồi đặt những câu hỏi liên quan đến bài học để HS trả lời)

Lưu ý: Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật đầy đủ và cách thức tổ chức các hoạt động học tập cho HS là vô cùng quan trọng.

4. Giáo viên có thể không dạy theo tài liệu của Sở, tuy nhiên phải có kế hoạch từ trước và được phòng GD phê duyệt.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH:

DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN THCS

Bài tập 1:  Trong phần rèn luyện chính tả (01 tiết ở lớp 6 và 03 tiết ở lớp 7) tài liệu tập trung vào các lỗi sau:

          - Phụ âm đầu: Không phân biệt v/d như SGK mà phân biệt d/gi; ng/ngh; tr/t; s/th; l/r; nh/d; s/th. 

          - Phụ âm cuối: Ngoài phụ âm t/c; n/ng như SGK, tài liệu còn thêm n/nh. 

           - Các nguyên âm: Không phân biệt i/iê mà chỉ phân biệt o/ô; a,ê. 

           Đồng chí hãy căn cứ vào thực tế đối tượng học sinh nơi mình đang dạy để thực hiện các yêu cầu sau:

a.  Đồng chí hãy cho biết trong những lỗi về phụ âm đầu, phụ âm cuối và các nguyên âm mà tài liệu đề cập, có những lỗi nào học sinh nơi mình dạy không bao giờ mắc hoặc rất ít mắc?

 b. Ngoài những lỗi tài liệu đã đề cập, đồng chí hãy cung cấp thêm các lỗi mà học sinh nơi mình dạy thường hay mắc; ra một hệ thống bài tập cho các lỗi đó.

VD: * Những lỗi học sinh nơi mình dạy không bao giờ mắc hoặc rất ít mắc

- Phụ âm đầu: tr/t ; s/th; l/r; s/th

Các nguyên âm: i/iê

* Các lỗi mà học sinh nơi mình dạy thường hay mắc

 - Phụ âm đầu: s/x :  lao xao/ lao sao ; con sông/ con xông

 -Các nguyên âm: a/â ( chân/ chanh).

 -Lỗi phần vần: on/uôn:  con/ cuôn

 -Phụ âm cuối: n/nh ( chín chắn/chính chắn).

Bài tập 2: Ngoài những thừ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích có nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân được đề cập ở trang 41 (Tài liệu GV), ở nơi đồng chí dạy còn có những từ ngữ địa phương tương đương nào nữa?

VD: Anh: eng; Chị: ả; Mẹ: mự; Em trai: tam; Chồng của chị gái và chồng của em gái : cọc chèo; Đẻ -mẹ; Ôông nội, ôông ngoại –Ông nội; Em  - con

Bài tập 3: Đồng chí hãy tìm một số từ ngữ địa phương (nơi đồng chí dạy) không có từ ngữ tương ứng cùng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân.

VD: - Chột chạt: quả có nhiều múi, chua chua, thanh thanh.

       - Béng tày: là loại bánh được làm từ nếp, hai nửa hình trụ buộc lại với nhau.

      - Lòi: khoảng đất nhô lên, trên khoảng đất đó nhiều cây mọc lên thành từng lùm.

     - Quả mốc

    - Bàu (địa danh ở Hoa Thủy)

  - Cá trèn (cá ở trong khe núi),

  - Quả muồng

Ban biên tập sưu tầm & giới thiệu 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Viết Cường
Lê Viết Cường
Hiệu trưởng
Nguyễn Minh Thanh
Nguyễn Minh Thanh
P.Hiệu trưởng
Lê Quang Năm
Lê Quang Năm
Quản trị web
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882535 - Email: thcsanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com