Cách đây một năm, nói đến trường THCS An Thủy người ta thường nhắc tới tổ Toán- Lý- Tin - Công Nghệ. Đó là một tổ được coi là mạnh nhất huyện.
Lúc đó, đội ngũ của tổ mạnh lắm, trên 2/3 GV của tổ đạt gv dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, số GV còn lại đa số có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy cũng như công tác chủ nhệm lớp. Hằng năm, tổ có nhiều thành tích đống góp cho phong trào thi đua của trường, đặc biệt là mũi học sinh giỏi. Nhưng từ học kỳ II năm 2010-2011 trở lại đây, nhiều Gv dạy giỏi, GV có kinh nghiệm bồi dưởng học sinh giỏi lâu năm do điều kiện hoàn cảnh mà đã về nghỉ hưu trước tuổi. Do đó, cơ cấu đội ngủ giáo viên của tổ đã có sự thay đổi, tổ được tuyển thêm một số GV mới ra trường hoặc trong giai đoạn hợp đồng. Mặc dầu kiến thức các đồng chí khá chắc chắn, song kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là bồi dường học sinh giỏi còn thiếu kinh nghiệm so với các đồng nghiệp đi trước. Mặt khác, cũng trong học kỳ II năm học 2010-2011 theo quy định điều lệ trường phải nhập ba tổ chuyên môn thành hai tổ, các GV môn Sinh, Hóa, TD được nhập vào tố chúng tôi nên hiện tại, số lượng người của tổ khá đông, vả lại nhiều bộ môn nên việc chỉ đạo chuyên môn có gặp khó khăn hơn trước. Đầu năm nay, theo chỉ tiêu chung của nhà trường, các mũi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng như tỷ lệ học sinh vào THPT cao hơn nhiều so với năm trước. Cũng phái thôi, bởi vì năm ngoái, về mũi nhọn học sinh giỏi, giải cá nhân còn ít và giải tập thể chưa có. Còn các môn năng khiếu, nhiều năm liên tục, trường đạt giải cá nhân nhiều, giải đồng đội từ 1-3 lúc nào cũng có song năm học 2010-2011 thì đáng lo ngại vì trường ta không có giải tập thể. Rồi tỷ lệ học sinh vào lớp 10 THPT, mặc dầu số lượng học sinh đổ vào trường đông không kém các năm trước là bao, song tỷ lệ điểm chia trung bình thì còn thấp so với trường bạn. Nói tóm lại., để khắc phục những tồn tại của năm ngoái và để đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra đầu năm quả thực là một điều lo lắng và trăn trở nhiều so với tình hình hiện nay của tổ. Đảm đương mũi nhọn học sinh giỏi môn Toán 6, Lý 8 là hai giáo viên mới ra trường và hợp đồng. Còn về mũi học sinh năng khiếu thì phụ trách bồi dưỡng mũi này là một GV con mọn, một giáo viên có hoàn cảnh gia đình quá đặc biệt khó khăn, mẹ và chồng bị bệnh tai biến nằm liệt giường nên ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như rèn luyện năng khiếu cho học sinh. So với các tổ bạn, tổ chúng tôi có số giáo viên đứng tuổi đông, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn còn bị vướng mắc, thiếu linh hoạt và không sáng tạo bằng với lớp trẻ.
Đứng trước những khó khăn trên, tổ tôi ngay từ đầu năm đã họp bàn, tìm biện pháp khắc phục khó khăn để vươn tới mục tiêu cần đạt. Trước mắt, một nhóm chuyên môn của tổ tôi sẽ được cử một người có năng lực đứng ra chỉ đạo và phụ trách chung. Cụ thể:
Nhóm Toán: Thầy Võ Văn Thành phụ trách
Nhóm Lý: Cô Lê Tuyết Nhung phụ trách
Nhóm Sinh- Hóa: Cô Phạm Thị Bảy phụ trách
Nhóm Thể dục: Thầy Trần Minh Trung phụ trách
Nhóm Tin- Công Nghệ: Cô Hoàng Thanh Minh phụ trách
Mỗi nhóm trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhóm mình, làm bản cam kết thi đua đầu năm, quyết tâm phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu cùa nhà trường đề ra. Ngay vào đầu năm, các nhóm chuyên môn đã đi vào hoạt động. Mặc dầu thời tiết nhiều tuần nay không được thuận lợi, song việc dự giờ, thăm lớp được diền ra khá sôi nổi. Nhiều giờ dạy các đồng chí đã ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy của mình hoặc đã sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với từng phần của nội dung bài học khá thành công. Rồi phong trào mượn sách, tài liệu cũng như mượn đồ dùng dạy học cũng được anh chị em quan tâm thường xuyên. Qua các buổi tập huấn của chuyên môn trường về việc ứng dụng Công Nghệ thông tin vào dạy học, những đồng chí có tuổi khó tiếp thu thì thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn họ lại được các bạn trẻ hướng dẫn lại ở phòng máy của nhà trường. Đến nay, đa số anh chị em đã sử dụng khá thành thạo máy để soạn bài và ra đề kiểm tra. Qua đợt kiểm tra chéo hồ sơ của tổ thì toàn bộ hồ sơ của giáo viên đều được vi tính, trình bày đẹp và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn trường đề ra.
Việc đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học để dự thi cấp trường theo sự chỉ đạo của chuyên môn cũng được anh chị em đồng tình hưởng ứng.
Về mũi nhọn học sinh giỏi, để đạt chỉ tiêu đề ra đầu năm, chúng tôi đã họp bàn các nhóm trưởng tìm giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tìm biện pháp tối ưu nhất để thực hiện. Bước đầu, anh chị em đã tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi theo năng khiếu và sở thích của học sinh. Sau khi có lịch của nhà trường họ đã bắt đầu dạy từ đầu tuần 3 của tháng 9. Đặc biệt, sau cuộc họp phụ huynh học sinh giỏi do nhà trường tổ chức vào đầu tháng 10, được sự đồng tình, nhất trí cao của toàn thể phụ huynh học sinh, anh chị em trong tổ bồi dưỡng học sinh giỏi như tiếp thêm sức mạnh. Tất cả đều phần chấn, nhiệt tình, say sưa tự tìm tòi tài liệu, tự đọc thêm sách hướng dãn, sách tham khảo nhằm cung cấp được nhiều kiến thức cho học sinh. Cùng đồng hành với các đồng chí bồi dưởng, anh chị em trong tổ động viên nhau cho mượn thêm tài liệu và sách hay ngoài những loại sách mà các đồng chí đó đã có. Đồng thời, dạy thật chắc kiến thức cơ bản và lòng ghép một vài chuyên đề nâng cao cho học sinh khá giỏi, hổ trợ thêm kiến thức, giúp bạn đồng nghiệp và tổ hoàn thành kế hoạc nhà trường đề. Chúng tôi cũng đề ra phương án, sẵn sãng “ tiếp sức” cho các đồng chí bồi dưởng như dạy thêm buổi bồi dưởng, dạy thay cho các các đồng chí ấy trong giai đoạn “ nước rút” có tăng buổi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên hệ với các đồng nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi của trường lâu năm đã về hưu, để tìm tòi thêm tài liệu, đúc rút kinh nghiệm thêm cho các giáo viên trẻ mới ra trường.
Một điều nữa mà tố chuyên môn tôi đang trăn trở, suy nghĩ và lo lắng nhiều, đó là:: “ Làm thế nào để tăng tỷ lệ học sinh vào THPT”. Theo chỉ tiêu đầu năm đã đề ra, thì đây cũng là khó khăn và thử thách đối với người đứng dạy môn thi lớp 9. Trước mắt là môn Toán mà tổ tôi cần đảm nhận. Năm ngoái, mặc dầu số lượng học sinh đổ vào THPT không thấp lắm so với các năm trước song việc xếp thứ bậc thì còn thấp nhiều so với trường bạn. Đó là một vấn đề luôn phải trăn trở không chỉ riêng ai ở trường ta. Đặc biệt là giáo viên dạy lớp 9 thì càng trăn trỏ, lo lắng hơn. Xét lại cho cùng, bản thân các đồng chí dạy lớp 9 sẳn có kiến thức, lòng nhiệt tình, tâm huyết với học sinh. Đặc biệt, đồng chí nào cũng có bề kinh nghiệm giảng dạy lớp 9. Tại sao chất lượng lại thấp? Và đây cũng là một câu hỏi tổ tôi đặt ra và đem thảo luận nhiều nhất. Cuối cùng giải pháp mà tổ tôi đưa ra nhằm tháo gỡ phần nào thắc mắc trên như sau:
Trước tiên, tổ chỉ đạo anh chị em không riêng gì giáo viên Toán, mà tất cả các Gv của tố phải đầu tư dạy cho học sinh ngay từ lớp 6, dạy cho các em từ nề nếp, đạo đức tác phong cũng như việc lĩnh hội và nắm chắc kiến thức văn hóa. Tuyệt đối không để “chỗ hỏng” nào để các em có cơ hội tự buông thả mình, không học hành, sa vào các tệ nạn của xã hội, từ đó có thể lôi kéo thêm các bạn khác cùng chơi với mình, nó sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thi đua của tổ và trường. Ngoài ra, tổ cũng chủ trương anh chị em dựa vào kết quả kiểm tra của kỳ II, đồng thời cũng dựa vào kết quả tự khảo sát đầu năm của bản thân để phân loại chính xác đối tượng học sinh.Sau khi phân loại, GVCN lớp cần lập sơ đồ chỗ ngồi hợp lý, quan tâm đến chỗ ngồi cho đối tượng Yếu, Kém. Sắp xếp cho các em cạnh số học sinh khá giỏi, ngồi gần chỗ giáo viên tiện đi lại để các em học sinh khá giỏi cũng như giáo viên có điều kiện gần gủi, chỉ dẫn và tiếp sức cho các em yếu, kém.Chỉ dẫn cán bộ lớp, cán sự bộ môn, cũng như bản thân giaó viên đứng lớp thường xuyên kiểm tra vở ghi, vở bài tập của số học sinh TB, Yếu, Kém. Qua từng tháng, từng kỳ, xét kết quả học tập ở số lớp, ở sổ theo dừi, ở giỏo viên bộ môn để nắm bắt đối tượng học sinh có tiến bộ và đề nghị khen thưởng, học sinh học sút, học chậm tiến để kết hợp với gia đình, nhà trường, hội cha mẹ tìm biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời.
Nổi lo lắng lớn nhất của tổ tôi bây giờ là làm thế nào để ngăn chặn học sinh thiếu tự giác học bài ở nhà.Nếu không quán lý chặt thời gian các em học ở nhà, thì một số em có cơ hội chơi nhiều hơn học. Đặc biệt nhất là khi các em sa vào quán chơi điện tử, chơi game, Khi các em đã chơi quá đà khì không tài nào ngăn chặn nổi. Nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, sức khỏe và kinh tế gia đình. Tôi lấy ví dụ như năm học 2010-2011 là năm học gần đây nhất, ở lớp 91, 92 có các em Đặng Hoàng, em Hùng, em Cường, em Hiếu, em Luân…là những em học khá suất sắc môn Toán ở các lớp 7,8 song hè lớp 9, các em rủ nhau chơi game, chơi điện tử, gia đình cũng như các giáo viên chủ nhiệm tìm mọi cách ngăn chặn, khuyên bảo song các em vẫn thói nào tật ấy, say sưa quên cả việc học hành. Khi các em đã tỉnh giấc, biết lo lắng đến việc học thì quá muộn. Hậu quả các em thi với số điểm quá thấp so với năng lực học của mình. Năm nay, về mặt này cũng được tổ cân nhắc, thảo luận. Tổ thống nhất toàn toàn thể anh chị em giỏo viên chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm cũng như giỏo viên dạy bộ môn phân lịch hợp lý, tự giác kiểm tra nề nếp học ở nhà của học sinh ít nhất một buổi trên một tuần. Lưu ý nhiều đến đối tượng thường xuyên ra vào các quán điện tử. Nếu phát hiện thì tìm mọi cách ngăn chặn và báo với gia đình để cùng nhau có biện pháp giáo dục kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi cũng phối hợp với liên đội, với các phụ huynh ở gần quán chát, với ban chấp hành hội phụ huynh của các lớp cũng như các lực lượng Đoàn viên ,thanh niên ở địa phương hổ trợ cùng chúng tôi, giúp chúng tôi ngăn chặn một số học sinh tùy tiện bỏ học chơi điện tử, game. Bên cạnh đó, các anh chị em giáo viên trong tổ quyết tâm giảng dạy, rèn thật chắc kiến thức cơ bản cũng như nề nếp lớp , làm tiền đề để các em có khả năng học tốt các lớp trên. Đồng thời, những giáo viên chịu trách nhiệm đứng dạy lớp 9, đặc biệt là những môn thi tuyến vào PTTH, thì cố gắng giảng dạy nhiệt tình, luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, bám chắc kiến thức cơ bản và trọng tâm để các em tiếp thu và lĩnh hội được các kiến thức một cách có hiệu quả hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ trương kiểm tra thường xuyên 15 phút, 45 phút chung đề cho toàn bộ khối 9 trong những giờ học ôn. Qua đó, chúng tôi sẽ nắm được khá chắc các đối tượng học sinh học sút, chậm tiến bộ hoặc học sinh chưa chắc chắn phần nào. Từ đó, chúng tôi có biện pháp tự điều chính phương pháp cũng như kiến thức truyền thụ, giúp các em có cơ hội lĩnh hội và nắm chắc kiến thức thêm. Qua giữa kì, chúng tôi sẽ cũng trương thi thử cho toàn bộ học sinh khối 9, nắm kết quả gửi về cho phụ huynh, từ đó cùng phụ huynh tìm biện pháp động viên, giáo dục các em tự điều chỉnh hành vi và khả năng học của mình có kết quả hơn.
Song song với việc nâng cao chất lượng văn hóa, thì việc giáo dục thể chất, năng khiếu cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Mục tiêu của tổ là năm nay số học sinh thi năng khiếu ít nhất có 5 giái cá nhân cấp huyện, ba giái cá nhân cấp tỉnh và đồng đội xếp thứ vị từ 1-3 huyện. Để đạt được mục tiêu đã đề ra đó, ngay từ đầu năm, tổ đã giao nhiệm vụ đó cho các đồng chí giáo viên thể dục mà phụ trách chính là đồng chí Trần Minh Trung. Bước đầu, các đồng chí đã lên danh sách tuyến chọn và đã có kế hoạch tập luyện ngay từ đầu tháng 10. Tổ cũng yêu cầu các đồng chí lên lịch tập luyện sao cho phù hợp với thời gian của giáo viên và học sinh. Qua từng đợt tập luyện, cần kiểm tra đánh giá, xếp loại và báo cáo kịp thời cho tố trong các phiên họp chuyên môn. Nếu cần hổ trợ gì thì đề xuất để tổ bố trí người dạy thay, sẳn sàng giúp đỡ để anh chị em có thời gian tập luyện cho học sinh có hiệu quả hơn. Đặc biệt, tổ cũng nhắc nhở anh chị em, nếu cần thì đề xuất lên liên đội và nhà trường hổ trợ thêm kinh phí để bồi dưỡng cho các em các em có thêm sức khỏe mà tập luyện cho có hiệu quả.
Trên đây là một vài suy nghĩ của tổ chuyên môn chúng tôi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong năm học 2011-2012. Mong bạn đọc góp ý, xây dựng và bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, giúp cho tổ thực hiện tốt mục tiêu của tổ cũng như của nhà trường đã đặt ra trong năm học này.
Xin trân trọng cảm ơn !
An Thủy, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tổ trưởng tổ KHTN- Võ văn Thành