M.Gor-ki đã từng nói: "Văn học là nhân học". Văn học không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích hơn môn Ngữ văn? Đó là điều băn khoăn, trăn trở của tất cả GV. Và trong buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường chiều ngày 23 tháng 02 năm 2017 của cụm 1 và cụm 2, nhóm bộ môn Ngữ văn đã trao đổi, thảo luận, cùng nhau bình những câu thơ hay, những đoạn văn tâm đắc nhằm “Nâng cao hiệu quả việc bình văn trong các giờ dạy học văn ở cấp học THCS”. Từ đó giúp cho học sinh có hứng thú trong giờ học văn, yêu thích hơn môn học này.
Bình văn là một khâu quan trọng không thể
thiếu trong các tiết dạy học văn, làm cho giờ học văn mang đậm tố chất đặc
trưng của bộ môn. Trong 45 phút chúng ta cần khai thác được những “điểm sáng
thẩm mỹ” của hình tượng văn học. Để giúp các em có ấn tượng và khơi gợi được
tinh thần hứng thú học văn, chính là nhờ những giây phút được nghe các thầy
bình văn. Những giây phút đó trí tưởng tượng của học sinh mới có thể bay bổng,
sống với nhân vật, hoàn cảnh trong văn xuôi, kịch; hay như được “bay lên” cùng
những vần thơ giàu tính hoạ, tính nhạc.
Chỉ khi nào dạy văn có bình văn thì: “Mỗi áng văn, lời thơ là một cá lội, con
bướm bay, con chim hót. Việc nghiên cứu giảng dạy thơ văn là phải đưa được vào
trái tim người đọc cái kỳ diệu của chim hót, bướm bay, cá lội, chứ không phải
làm cho bướm ép dẹp, chim nhồi rơm và cá chết khô” (Xuân Diệu).
Chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con sâu
nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh qua lời bình của cô Hương
(THCS An Thủy) về chi tiết "Vết
thẹo" trong truyện ngắn Chiếc
lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Là tình cảm mẹ con -tình mẫu tử
thiêng liêng, bất diệt qua lời bình của cô Hà (THCS Liên Thủy) về câu thơ trong
bài Con cò của Chế Lan Viên:
"
Con dù lớn cũng là con của mẹ
Đi
suốt đời lòng mẹ vẫn theo con..."
Tình cảm bà cháu cũng được nhắc đến trong
nhiều bài thơ, trong đó thật ấn tượng, xúc động là tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Dẫu có đi bốn
phương trời, " có lửa trăm nhà, niềm
vui trăm ngả..." nhưng trong cháu vẫn mãi khắc ghi hình bóng của bà
cùng với bếp lửa ở quê nhà thân yêu. Chúng ta cảm nhận được điều đó thêm một
lần nữa qua lời bình của cô Thanh (THCS Phong Thủy).
Dế
Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc
sắc của Tô Hoài. Ông đã xây dựng một thế giới loài vật phong phú, sinh động,
giàu ý nghĩa xã hội, tiêu biểu là nhân vật Dế Mèn: biết sống tự lập, tỏ ra ân
hận khi làm việc có lỗi với Dế Choắt, dũng cảm, trung thực, giàu nghị lực,...Đó
cũng là điều tâm đắc mà cô giáo Thành (THCS Kiến Giang) thể hiện trong bài bình
của mình.
Vẫn còn nhiều đoạn thơ hay, đoạn văn tâm
đắc mà thầy Huy (THCS Lộc Thủy) , cô Hà (THCS Xuân Thủy, cô Hương (THCS Liên
Thủy),...đã gửi đến trong buổi bình văn này.
Dẫu thời gian rất ngắn, nhưng buổi bình văn diễn ra thật vô
cùng ý nghĩa. Bởi chúng ta hiểu được rằng: Một
lời bình hay, đúng lúc, đúng chỗ sẽ nâng cao giá trị thẩm mỹ của bài văn, bài
thơ, khơi dậy ở trái tim non trẻ của các em học sinh tình yêu người, yêu đời để
các em biết ghét cái ác, cái xấu mà hướng tới chân, thiện, mỹ.
Tháng 02 năm 2017
Bình Minh
(Thầy giáo Võ Lê Anh trong buổi bình văn)
(Cô giáo Hương - THCS An Thủy trong buổi bình văn)