Bao đời nay, trong tâm thức
người Việt Nam, người thầy giữ địa vị số một trong nhà trường. Người thầy được
coi là người quyết định tới sự thành bại của trò: “Không thầy đố mày làm
nên”; “Thầy nào-trò ấy”…Hoặc “Xem lũ trò hay, biết thầy dạy giỏi”. Từ vai trò quyết
định đó, người thầy được xếp thứ hai trong phép “Tam cương”(Quân-Sư-Phụ) của
đạo Nho và được tôn kính suốt đời:
“Vua, thầy, cha ấy ba người
Kính thời như một trẻ ơi ghi lòng”
Chính bởi ông thầy được tôn
sùng như vậy nên người thầy giáo có một quyền uy rất lớn trong nhà trường và
luôn là tấm gương, là thần tượng của HS. Thầy được coi là biểu tượng của sự
“cái gì cũng biết” và giống như một diễn viên kịch nói độc thoại trước bảng
đen.
Mọi nhất cử, nhất động của
HS đều là làm theo ý thầy và chỉ có thầy mới được phép đặt câu hỏi, trò có bổn
phận trả lời và không bao giờ được cãi lại. Mối quan hệ uy quyền rất rõ ràng và
không thể có hiện tượng “cá mè một lứa”, đối thoại trực diện với thầy. Trong cách
ứng xử, học trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của
mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận rất lớn lao. Khi ra đường, gặp
thầy phải ngả mũ nón ra và vung tay chào một cách lễ phép; lúc thầy già yếu các
đồng môn thường lo sắm cỗ thọ đường (áo quan); thầy nghèo thì học trò đóng tiền
làm nhà từ đường để ngày sau thờ cúng; thầy qua đời, trò chung nhau lo việc ma
chay. Nếu thầy không có người kế tự thì trưởng tràng phải đứng ra lo toan mọi
việc; mỗi năm đến ngày giỗ thầy thì các đồng môn phải biện lễ đem đến….Những
việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lẽ tự nhiên mà không vụ lợi, ép
buộc.
Có thể nói, do lấy:
"Tư tưởng đạo đức làm nền tảng cơ bản, lấy luân lý làm kiến thức phổ
thông” nên quan hệ thầy- trò trong các nhà trường xưa tuy rất khuôn
phép theo lễ giáo phong kiến, song thể hiện được những nét đẹp văn hoá truyền
thống của một nền GD nho học. Mối quan hệ Thầy - Trò là một trong những quan hệ
nhân văn cao quý và thiêng liêng nhất xưa nay là vì thế.
Ngày nay, mối quan hệ Thầy
- Trò đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn rất nhiều. Thầy không chỉ là
người dạy dỗ như cha mẹ, mà cũng là người bạn, người đồng nghiệp. Điều này
không chỉ do tác động của những quan niệm, xu hướng GD mới du nhập vào
Việt Nam mà cũng do tác động của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực của xã
hội tràn vào.
Những xu hướng đổi
mới DH-GD như: “Dạy học hợp tác” (giữa thầy và trò); “Dạy học lấy HS làm trung
tâm” …đó đặt học trò lên vị trí chủ thể của GD. Người thầy giờ đây chỉ là người
hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt HS trên con đường tìm kiếm tri thức. Mối quan hệ
thầy-trò trở thành mối quan hệ song phương, dân chủ và không còn sự quyền uy,
áp đặt như trước nữa. HS không những được tự do tranh luận, trao đổi với
nhau, mà còn với cả thầy. Thậm chí, chất vấn lại thầy giáo, đòi hỏi thầy trả
lời những câu hỏi do chúng đặt ra. Ở mặt nào đó, đây là một sự tiến bộ tích cực.
Thể hiện tính nhân văn , dân chủ, bình đẳng trong quan hệ thầy-trò; thúc đẩy
tính năng động, tích cực của HS; tránh được sự thụ động, áp đặt một chiều
từ phía ông thầy.
Tuy nhiên, cũng cần phải
nhận rõ rằng, tác động tiêu cực từ mối quan hệ dân chủ này không phải là
ít. Hiện tượng HS cãi lại thầy cô chan chát không phải là hiếm, thậm chí
thể hiện thái độ tự do một cách thái quá. Trong khi đó, quyền lực của thầy lại
bị trói buộc bởi những điều cấm kỵ: Không được quát mắng, trừng phạt học trò
(dù dưới bất cứ hình thức nào). Từ đây, căn bệnh “nhờn” của HS trong các nhà trường
đang có sức lan toả rất mạnh mà chưa biết dùng thuốc nào chữa được?
Chúng ta khuyến khích trò
đặt câu hỏi và mạnh dạn nêu ý kiến, thắc mắc những điều thầy dạy chưa
hiểu, song không nên đặt vấn đề trò phải biết cãi lại thầy, tranh luận với
thầy. Chúng ta cũng yêu cầu thầy-trò phải cởi mở, thân thiết, gần gũi, nhưng
không thể chấp nhận những cá nhân không giữ đạo thầy trò, không biết lễ độ,
khiêm nhường trong ứng xử.
Chúng tôi rất đồng tình với
ý kiến của nhà giáo Trần Thanh Đạm: “Cái tâm thế đầu tiên của mọi người đi học
dù bất cứ ở đâu, theo tôi nghĩ chưa phải là thái độ sẵn sàng hoài nghi, sẵn
sàng phản bác hay tranh luận như một vài nhà lý luận khụng sư phạm thuyết
giáo. Thái độ học tập cần thiết đầu tiên của mỗi người đó phải là thái độ khiêm
tốn, trân thành học tập, sẵn sàng tiếp thu, tiếp nhận mọi tri thức mới mẻ, đúng
đắn, tốt đẹp do các môn học, các thầy giáo đem lại. Kể cả những người đó cú một
trình độ uyên bác nhất định cũng cần khiêm tốn, chân thành học tập, huống hồ là
những người mới khởi hành trên con đường học tập ở phổ thông”.
Thái độ đó không chỉ là nét
đẹp văn hoá, thể hiện truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà cũn là
một con đường để tiếp nhận văn hoá một cách tốt nhất.
Ngoài sự thay đổi mang tính
bản chất về mối quan hệ Thầy - Trò trong dạy học nói trên, thì mối quan hệ ứng
xử giữa thầy và trò trong cuộc sống cũng khác trước rất nhiều. Bỏ qua những mặt
tiêu cực trong quan hệ thầy trò kiểu "đổi trác", "phong
bì", "gạ tình"... này khác, thì quan hệ thầy trò ngày nay không
còn gần gũi, sâu đậm như trước nữa. Ngày nay, nhiều người thầy chỉ chú trọng
việc truyền đạt tri thức cho học sinh, sinh viên, xem nhẹ việc nâng đỡ, giúp
học sinh, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chưa biết lắng nghe, chia
sẻ, khơi dậy năng lực của mỗi học trò, giúp trò thành công từng bước trong cuộc
sống. Bởi vậy, mối quan hệ giữa thầy với trò trở nên nhạt nhẽo.
Dẫu vẫn biết mọi sự so sánh
đều là khập khiễng, bởi mối quan hệ Thầy - Trò có tính lịch sử nên khó có thể
kết luận quan hệ Thầy - Trũ ở thời nào tốt, thời nào không. Việc nhìn lại mối
quan hệ Thầy - Trũ xưa và nay để thấy rõ những tích cực, tiêu cực, từ đó tìm biện
pháp khắc phục bao giờ cũng là việc cần thiết.
Để mối quan hệ Thầy - Trò
trong các nhà trường thực sự mang tính nhân văn cao đẹp, "Thầy ra thầy,
trũ ra trũ" trước hết chúng ta cần phải làm tốt một số vấn đề sau:
+Thứ nhất, phải khôi phục
truyền thống tôn sư trọng đạo của toàn xó hội đối với người thầy. Cần coi người
thầy là một trí thức có nhiệm vụ cao cả nhất và không nên xếp họ vào thang cuối
cùng của xó hội (cụng-nụng-binh-trớ). Từ đó, tạo điều kiện vật chất và tinh
thần để người thầy có nhiều thời giờ đọc sách, trau dồi đạo đức nghề nghiệp
mà không phải bắt HS học thêm hoặc nhận quà biếu của HS hay cha mẹ HS
dưới bất cứ hình thức nào.
+Thứ hai, trong đào tạo sư
phạm, cần chú trọng đào tạo GV theo những tiêu chí, chuẩn mực về phẩm chất, đạo
đức nhà giáo theo chuẩn đó ban hành để có được đội ngũ nhà giáo có "Đạo
cao đức trọng", có lương tâm, trách nhiệm với sự nghiệp trồng người.
+Thứ ba, ngành GD cũng như
mỗi nhà trường cần xây dựng những qui tắc ứng xử giữa thầy và trò một
cách nghiêm minh, rõ ràng. Qui định rừ những điều gỡ được làm và không được
làm, đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với mọi hành vi làm tổn hại đến nhân
phẩm của thầy và trò. Chúng ta đề cao sự mẫu mực, nghiêm khắc của người
thầy đồng thời cũng chống lại mọi sự suồng sã, quá thân mật, õng ẹo và vô
lễ của trò. Chúng ta yêu cầu người thầy phải luôn gần gũi, cởi mở, thân thiện với
học trò, nhưng nhất định phải cho người thầy có uy quyền trong việc trừng phạt
học trũ khi chưa giữ đúng phép tắc của đạo làm trò. Điều đó là cần thiết
trong bối cảnh giáo dục mà số HS hư ngày càng gia tăng như hiện nay. Nếu
không, căn bệnh "không biết sợ" của HS không có biện pháp nào chữa
được!