Cách đây 94 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, không ngừng trưởng thành vững mạnh về mọi mặt, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn dân tộc.
Theo Quyết
định của Ban Bí thư số 52-QĐ/TW ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hàng năm
là Ngày Báo chí Việt Nam nhằm kỷ niệm, tri ân các nhà báo đã cống
hiến trí tuệ, sự nhiệt thành; đôi khi cả là máu và nước mắt để độc giả có những
bài báo hay sự kiện nóng hổi, chân thật. Ngày 21/6/2000, nhân dịp kỉ niệm 75
năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo
chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Trong lịch
sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo
khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những
năm đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp
nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh
hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống
nhất.
Đến ngày
21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng Báo chí Cách mạng Việt Nam mới bắt
đầu hình thành. Từ khi có Báo Thanh niên - Tờ báo Cách mạng Việt Nam đầu
tiên, báo chí Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát
vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của Nhân dân Việt
Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nói khái quát là Báo Thanh niên mở
đầu cuộc Cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc
mình lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đào tạo lớp làm
báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm,
Trương Văn Lĩnh…và hơn ai hết, Bác Hồ của chúng ta là một nhà báo lỗi lạc với
phong cách giản dị và văn phong mang đậm tính đại chúng cộng thêm lối ngôn ngữ
dễ hiểu mà sâu sắc ở tất cả các lĩnh vực.
Từ những
ngày còn hoạt động ở nước ngoài, Bác đã viết rất nhiều bài báo với nhiều bút
danh khác nhau. Người viết cho báo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước
khác. Sau này, khi làm Chủ tịch nước, Bác vẫn viết đều đặn cho nhiều báo về
nhiều đề tài. Văn phong báo chí của Bác giản dị, ngắn gọn nhưng không nông cạn,
thường pha chút hài hước nên rất sinh động và vui.
Có điều
rất đặc biệt là, dù viết để “đánh địch” nhưng mục đích là cảnh tỉnh, giáo hoá,
Bác bao giờ cũng giữ được tình lý phân minh, đúng mực, không có những lời thóa
mạ, cay độc. Còn viết bài cho Nhân dân lao động, bộ đội, thanh niên, thiếu
nhi... thì Bác dùng câu văn dễ hiểu, dễ nhớ nhưng lý lẽ xác đáng đầy thuyết
phục và tình cảm chân thành, thiết tha đi vào lòng người.
Ngôn ngữ
của Hồ Chí Minh được sử dụng một cách dễ hiểu mà sâu sắc ở tất cả các lĩnh vực.
Đối với Người, báo chí là công cụ đoàn kết quốc tế, đoàn kết giai cấp công
nhân, đoàn kết các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng, đoàn kết phong trào
cộng sản thế giới. Mặt khác, Người cũng đã dùng báo chí để đánh địch. Người
viết về con người, sự việc thuộc “đối phương” ở nước ngoài thì rất nhạy bén về
chính trị và sắc sảo trong cách sử dụng ngôn ngữ với những chứng cứ và số liệu
cụ thể. Trong những bài báo Bác viết đăng các báo và tạp chí uy tín ở nước
ngoài thì ta có thể thấy rõ nghệ thuật đánh địch bằng lời, nghệ thuật “đẩy bóng
trả lại địch”, nghệ thuật lướt qua những vấn đề tế nhị mà vẫn giữ được nguyên
tắc, đường lối, để “lấy gậy ông đập lưng ông” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
Còn những
bài báo viết để đánh địch đăng báo trong nước, Bác sử dụng từ ngữ rất khéo nhằm
lột tả bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc, qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ xâm lược. Mặt khác, qua tác phẩm báo chí với văn phong trong sáng của mình,
Bác Hồ đã giáo dục và uốn nắn những yếu kém của Đảng ta; các ngành, các địa
phương cũng đều được Bác khen ngợi và phê bình thông qua ngôn ngữ báo chí.
Điều đặc
biệt ở văn phong báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “tính quần chúng” được thế
hiện rất đậm nét khi nói, khi viết. Bác nói: “Kinh nghiệm của tôi thế này: Mỗi
khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì, viết
thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Sinh thời, Bác luôn giáo dục
các nhà báo đồng thời Người cũng yêu cầu khi nói, khi viết: “Phải học cách nói
quần chúng. Chớ nói như giảng sách. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết
phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng...
Mặc dù bận
rất nhiều công việc của một vị Chủ tịch nước, nhưng Người vẫn luôn quan tâm đến
sự phát triển của nền Báo chí Cách mạng. Nói về mục tiêu của Báo chí Cách mạng,
trong phát biểu tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ II (4-1959), Người chỉ
rõ: “Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là đề tài thì tất cả những bài Bác
viết chỉ có một đề tài là chống thực dân, đế quốc, chống phong kiến, địa chủ,
tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo
chí là như vậy đó”.
Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo, tác phẩm với
nhiều thể loại, và được ký bằng nhiều tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau.
Đó là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và Nhân
dân ta trong các giai đoạn cách mạng.
Bác Hồ với báo Nhân dân
Theo
Người, giữa cách mạng và báo chí có sự thống nhất hữu cơ, bởi vì “Chế độ ta là
chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Đối với một vấn đề, mọi người bày tỏ
ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã
tìm thấy chân lý, lúc đó, quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng
chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho Nhân dân. Cái gì trái với
lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân tức là không phải chân lý”. Với Chủ tịch Hồ
Chí Minh, chân lý là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là
đích phấn đấu của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 80 năm qua.
Để thực
hiện được chân lý đó, Người khẳng định: “Phải có lập trường chính trị vững
chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới
đúng được. Cho nên, các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.
Tính tư tưởng cao của báo chí suy cho cùng chính là điều này.
Xuất phát
từ mục đích hoạt động của nền Báo chí Cách mạng là vì dân và từ vai trò to lớn
của báo chí đối với xã hội, Người nhắc nhở những người làm báo: “Không biết rõ,
hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ
nói, chớ viết càn”. Để báo chí luôn là diễn đàn của Nhân dân, Người khẳng định:
“Một tờ báo không được đại đa số (dân chúng) ham muốn thì không xứng đáng là
một tờ báo”, và “không riêng gì viết sách, viết báo, mà công tác gì muốn làm
tốt đều phải coi trọng ý kiến của Nhân dân”.
Cũng là để
bảo vệ quyền lợi của Nhân dân, nên với Hồ Chí Minh, báo chí không chỉ là người
tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; mà còn là vũ khí sắc
bén chống lại mọi biểu hiện phản động, tiêu cực đi ngược lại quyền lợi của Nhân
dân, của đất nước; báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp. Trong bức điện gửi Hội Nhà báo Á Phi (ngày 24-4-1965),
Người viết: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén,
bài báo là tờ hịch cách mạng”. Với đội ngũ các nhà báo nước ta Người nhắc nhở:
“Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc
bén”, “ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính
trừ tà”, “cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu”.
Bác Hồ với chiếc máy đánh
chữ huyền thoại
Trong cách
thể hiện, Người cho rằng, để báo chí hoàn thành sứ mệnh là cầu nối giữa Đảng,
Nhà nước và quần chúng; là cầu nối giữa các quốc gia, là phương tiện để các
cộng đồng hiểu biết nhau hơn, “cho nên, làm báo phải hết sức cẩn thận về hình
thức, về nội dung, về cách viết”. Theo tư tưởng đó, Đảng ta khẳng định: báo
chí, một mặt phải chủ động, sáng tạo “làm tốt công tác thông tin đối ngoại, giúp
cho cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có thông tin kịp
thời, đúng đắn về tình hình đất nước, tranh thủ sự đồng tình của Nhân dân ta”.
Mặt khác “không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học công
nghệ, nghề nghiệp, từng bước hiện đại hóa”.
Thực tế đã
chứng minh, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vai trò của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, 94 năm qua Báo chí Cách mạng Việt Nam đã trưởng
thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức; cũng như sự
lớn mạnh chưa từng có của đội ngũ những người làm báo. Qua hơn 30 năm đổi mới,
báo chí nước ta đã đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn
định chính trị – xã hội, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng
tiêu cực trong xã hội, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; là một trong những động lực trực tiếp tham
gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Theo lethuy.edu.vn