THÔNG BÁO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 23
Số lượt truy cập: 11355385
QUẢNG CÁO
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LÀNG LỘC AN 5/2/2024 1:54:30 PM
An Thủy là một xã của huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình với dân số trên 9600 người, diện tích 22,77 km2. Xã gồm các làng: Lộc Thượng, Lộc Hạ, Lộc An, Thạch Bàn, Phú Thọ, Tân Lệ. Lộc An là một làng với những bề dày về lịch sử hình thành, phát triển. Người dân Lộc An chịu thương, chịu khó, sống chan hòa, thân thiện...

1. Sự hình thành phát triển làng Lộc An

          Nghiên cứu gia phả một số dòng họ làng Lộc An đều có chung quan điểm: Gần giữa thế kỷ XVII (vào khoảng từ năm 1630-1640), sáu dòng họ đầu tiên gồm: Nguyễn, Võ, Phan, Lê, Đặng, Phạm đã đặt chân đến vùng đất hoang vu cây cối um tùm như rú rậm dọc các cồn bãi... cùng năn lác phủ dày vùng đầm lầy chạy dài đến 2 xã vùng trung du là Phú Thủy và Sơn Thủy. Các cụ xưa dựng lều, trại trên những gò đất cao ven các kênh rạch nhỏ để khai phá.

Với bản tính cần cù, táo bạo, các cụ đã khai thiên phá thạch lập ra một làng quê trù phú chạy dài từ phía bắc hói Cừa đến phía nam hói Mới thuộc xã An Thủy bây giờ.

          “Đất lành chim đậu”, các cụ xưa đã biết đoàn kết giúp nhau khi “tối lửa tắt đèn” nên đã khai phá được 700 mẫu ruộng. Không chỉ các thửa ở ven làng, các cụ còn khai phá vùng ruộng sâu Trung Bể kéo dài đến Tứ Đoạn, mở rộng đến Suyển, Sải (Lò Ngang - Phú Thủy) và Đồng Nen (Sơn Thủy). Sau ngày vào HTX rồi hợp nhất, Lộc An bàn giao cho huyện 280 mẫu. Số ruộng còn lại 420 mẫu để dân làng canh tác theo nghị định 64 của Đảng và chính phủ.

2. Lộc An xây dựng các công trình văn hóa.

          Lộc An là một làng có dân số trung bình so với các làng khác thế nhưng số ruộng canh tác của Lộc An lớn nhất huyện Lệ Thủy. Với số ruộng đó, người dân Lộc An ngày xưa chẳng cần phát triển ngành nghề vẫn có cuộc sống an nhàn. Với một làng thuần nông, Lộc An vẫn kiến thiết được các công trình văn hóa lớn như: Đình làng, nhà thờ Lục Tộc, chùa, điện thánh, miếu Thành Hoàng, miếu Bà Hỏa, đền Thần Nông, lăng ông Vồ, lăng ông Đắc... mua sắm đồ tế lễ như: Chuông chùa, chiêng trống, thanh la, trang phục lễ hội. Ngoài ra, người dân Lộc An còn trồng được hàng cây Bốm trước mặt phường Thượng; hàng tre rầy chạy dọc từ cầu gổ hói Đình đến chạc Trường Mười; đường ruồng từ Biền Nhà Ngàng tới Lòi Đá (Phường Hạ) như bức trường thành che chắn sóng gió cho cả hai phường Thượng, Hạ đủ biết công sức của cha ông ta thuở trước như thế nào.

          Huyền thoại xưa kể lại rằng: Có thầy địa lý xứ Nghệ ngang qua làng dừng chân nghỉ ở gốc đa cổ thụ lúc đó tập trung nhiều dân làng ngồi hóng mát. Thầy bảo: “Địa thế làng này hình con rắn (hoàng xà). Phía trước là dãy núi Trường Sơn án ngự, gần nhất là vườn cây cao (chỉ Vườn Bà) có con ngòi nhỏ vắt ngang chia làng thành hai nửa vừa tiện cho việc tưới tiêu vừa làm đường giao thông đi lại. Với địa thế này, nếu làng biết kiến thiết thêm các công trình phúc lợi cho dân thì làng càng trở nên sầm uất, nhiều người đỗ đạt làm quan bởi đây là đất văn vật”. Mọi người thán phục bèn lưu thầy ở lại giúp làng tìm đất, chọn hướng xây đình, chùa, miếu vũ, nhà thờ làng, kiến thiết đường đi lối lại, đào kênh mương lấy nước tưới ruộng. Trước khi qua đời, thầy xin làng chọn đất đặt mộ. Mộ thầy nằm ở cuối làng, hướng mặt ra Lòi Đá. Vài năm sau, con trai thầy thi Đình đổ Trạng Nguyên.

          Gạt bỏ những chi tiết hoang đường trong huyền thoại để thấy rằng: cha ông ta ngày xưa đã biết tôn trọng người hiền tài, vận dụng họ vào những việc ích nước lợi làng, phục vụ muôn dân.

          Lễ cũng “Xuân thu nhị kỳ” được ra đời từ đó. Qua hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Lộc An bận tham gia đánh giặc nên lễ cúng nói trên bị  gián đoạn một thời gian dài.

          Mấy thập niên gần đây, theo nghị quyết V của TW Đảng: Khôi phục nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ủy bộ phận Lộc An biết duy trì lễ cúng nói trên giao cho chi hội người cao tuổi đảm nhận đồng thời tổ chức hội làng 5 năm một lần vào dịp rằm tháng hai. Năm nay là năm thứ 3, làng Lộc An tổ chức lễ hội truyền thống này.

3. Lộc An tham gia các phong trào yêu nước, đánh giặc và xây dựng tổ quốc.

          Giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp đánh chiếm nước ta biến Việt Nam thành một nước nữa phong kiến thuộc địa. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập lãnh đạo nhân dân chống cường quyền áp bức. Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Nhân dân Việt Nam chịu ba tầng áp bức: Thực dân Pháp, phát xít Nhật, cùng bọn tay sai nhà Nguyễn. Tháng 5 năm 1941, mặt trận Việt minh thành lập lãnh đạo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật.

          Chi hội Việt Minh thôn Lộc An thành lập tại Lòi Đá lấy nhà thờ Lục Tộc làm nơi hội họp. Ngôi nhà này trở thành địa chỉ đỏ của cơ quan thuộc chi hội Việt Minh họp mặt, hoạch định nhiệm vụ cách mạng, góp phần vào cuộc nổi dậy long trời lở đất vào tháng 8/1945.

          Giữa lúc chính quyền non trẻ nước ta mới thành lập phải đối mặt với những khó khăn thách thức: Giặc đói hoành hành, cả nước ta 2 triệu người chết đói; 90% dân ta phải chịu mù chữ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, toàn dân tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa, trồng rau màu kịp thời và tham gia diệt giặc Dốt. Trong các làng, bản, xóm, thôn từng lớp “Bình dân học vụ” mở khắp nơi. Trên những trục đường chính hoặc các chợ đều có trạm gác kiểm tra việc xóa nạn mù chữ. Sau 6 tháng phát động, giặc đói, giặc Dốt ở Lộc An đẩy lùi. Đầu tháng 4 năm 1947, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Lệ Thủy. Điểm đầu tiên chúng đổ bộ là làng Lộc An bởi đây là cơ sở cách mạng của vùng giữa huyện Lệ Thủy. Song chúng đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của trung đội dân quân du kích Lộc An. Cuối cùng, chúng xuống ca - nô rút về Đồng Hới. Về phía làng Lộc An, đồng chí Nguyễn Văn Tắc – Trung đội trưởng dân quân du kích đã dũng cảm hy sinh. Số còn lại rút lui theo đường hào giao thông ra ruộng.

          Đầu năm 1948, giặc Pháp về đóng đồn tại đình làng Lộc An hòng chặt đứt đường dây bí mật từ hầm chiến khu Bang – Rợn về vùng giữa. Song chúng đã nhầm. Đêm đêm, lực lượng dân quân du kích vây đồn, bắn tỉa. Bọn giặc hoảng sợ bèn rút quân. Trước khi rút, chúng triệt hạ cây cối, tháo gỡ đình làng chở qua đồn Hòa Luật. Đình làng Lộc An bị mất từ đó.

          Lộc An cũng là nơi thực hiện tốt các phong trào yêu nước như: Phụ nữ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc, bà mẹ nuôi quân.

          Hòa bình lập lại trên miền Bắc rồi cải cách ruộng đất, sửa sai. Đến năm 1960, hầu hết người dân Lộc An vào làm ăn tập thể xây dựng HTX nông nghiệp.

          Đầu năm 1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Phong trào: “Tay cày tay súng”, “Tiếng hát át tiếng bom”, “Ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” xuất hiện. Những người con Lộc An lại lên đường cầm súng, không ít người đã ngã xuống lấy máu mình tô thăm ngọn cờ dân tộc.

          Qua hai cuộc kháng chiến, Lộc An đã có 3 bà mẹ được nhà nước tôn vinh mẹ Việt Nam anh hùng; 16 cán bộ tiền khởi; một anh hùng lao động thời đổi mới; 52 liệt sỹ, 17 thương binh, 5 bệnh binh, 8 người bị nhiễm chất độc màu da cam, 149 người cựu chiến binh, 94 người TNXP.

          Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới hôm nay, làng Lộc An thực hiện và giữ vững 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong đó bê tông hóa đường trổng đạt 70%; 100% bến nước sạch đẹp. Cầu cống, đường nội đồng khang trang vĩnh cửu.

          Để có được niềm vui trọn vẹn như hôm nay là nhờ sự đoàn kết nhất trí của hơn 2000 dân, 51 dòng họ, 11 tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp mà vai trò đầu tàu là Đảng ủy bộ phận, ban quản lí làng, HTX biết gắn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp. Đúng như câu thớ của Bác Hồ:

Biết đồng sức

Biết đồng lòng

Việc dẫu khó

Cũng thành công.

                                                                              

BBT Sưu tầm & giới thiệu

 

bbb.jpg

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Hồ Thị Minh Ngọc
Hồ Thị Minh Ngọc
Hiệu trưởng
Nguyễn Minh Thanh
Nguyễn Minh Thanh
P.Hiệu trưởng
Lê Quang Năm
Lê Quang Năm
Quản trị web
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS AN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882535 - Email: thcsanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com