Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV-HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
1. Dạy học định hướng phát
triển năng lực
Việc dạy
học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các
thành tố quá trình dạy học như sau:
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các
yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có
những mức độ cao hơn nhưvận dụng kiến thức trong các tình huống, các
nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua
các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: Ngoài
cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động
dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn.
Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh
sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực
mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng
lực thành tốmà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành
tố trong quá trình dạy học.
- Về nội dung dạy học: Cần xây
dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.
- Về kiểm tra đánh giá:
Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh
giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹnăng thực hiện nhiệm
vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau. Trên
cơ sở này, các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác
nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dục tuy có khác nhau
về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm. Trong chuẩn
năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung
này được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh
tếxã hội ở mỗi nước. Trên cơ sở năng lực chung, các
nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng
lực chuyên biệt...
* Tải tệp đính kèm